Bệnh đau thắt lưng là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Ai cũng có nguy cơ mắc căn bệnh đau lưng này. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều phương pháp để phòng ngừa cũng như điều trị đau thắt lưng hiệu quả.
Nguyên nhân bệnh đau thắt lưng
Đeo túi xách balo thương xuyên ở một bên vai, tập thể dục và chơi thể thao quá mức.
Do công việc thường xuyên phải nâng, kéo vật nặng. Thậm chí, những công việc khiến bạn phải ngồi cả ngày trước bàn làm việc, hoặc ghế ngồi không phù hợp cũng khiến bạn bị đau lưng.
Tư thế đứng gù, vẹo. Đứng thẳng là cách tốt nhất để giảm trọng lực đè nén lên cột sống thắt lưng nên đứng thẳng ngực hơi ưỡn về trước vai hơi ngả về sau.
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng ở người trẻ. Đĩa đệm bị thoái hóa, rách bao xơ ngoài, khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị thoát ra ngoài, chèn vào các rễ và dây thần kinh cột sống, gây đau đớn với các mức độ từ nhẹ đến nặng tùy theo mức độ thoát vị đĩa đệm.
Căng giãn cơ, dây chằng cột sống quá mức: Đau xảy ra sau các động tác sai tư thế, do các cử động đột ngột trong sinh hoạt, lao động. Đau cũng có thể xuất hiện do giữ cột sống thắt lưng ở tư thế lệch vẹo một thời gian lâu như nằm ngủ trên võng, nằm ngủ ở tư thế xoay vặn người, ngồi làm việc hoặc học tập ở tư thế cột sống lệch vẹo.
Loãng xương: Loãng xương cũng là bệnh thường gặp ở người cao tuổi hoặc phụ nữ đã mãn kinh. Loãng xương có thể gây đau cột sống thắt lưng và đau có đặc điểm
Xẹp lún thân đốt sống do chấn thương
Viêm cột sống dính khớp
Điều trị căn bệnh đau vùng thắt lưng
Tập yoga: luyện tập yoga có thể giúp làm giảm triệu chứng đau thắt lưng với những trường hợp kéo dài trên 3 tháng.
Xoa bóp bấm huyệt: Đây là một phương pháp truyền thống rất có hiệu quả đối với hầu hết các trường hợp đau thắt lưng. Thêm vào đó, xoa bóp thường xuyên (1 lần/ tuần) còn giúp khả năng vận động của cột sống thắt lưng được tăng cường.
Châm cứu: tương tự xoa bóp, bấm huyệt, đây là một phương pháp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh trong việc giảm các triệu chứng của đau thắt lưng, cũng như phòng ngừa bệnh tái phát.
Chườm nóng hoặc tắm nước ấm có thể giảm đau tạm thời đối với các trường hợp đau lưng do căng cơ, và kết hợp vận động càng sớm càng tốt thì các triệu chứng sẽ giảm rất nhanh
Tiêm ngoài màng cứng: áp dụng đối với các bệnh nhân bị chèn ép rễ và dây thần kinh mức độ nặng. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng và chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Thuốc thường dùng là chống viêm giảm đau có chứa steroid.huốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
Vật lý trị liệu: các phương pháp vật lý trị liệu như chạy điện phân, đắp nến, các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ bắp… có thể giúp giảm các triệu chứng đau thắt lưng và hạn chế tái phát.
Phòng ngừa bệnh đau thắt lưng hiệu quả
Tập thể dục thường xuyên.
Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Nâng đỡ trọng lượng cơ thể trên đôi chân chứ không phải trên lưng.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét